Danh mục
Tìm việc làm

Ý nghĩa của việc ứng dụng “Feedback Loop” vào công việc?

Thứ ba - 04/06/2024 05:11
Phản hồi thường xuyên có thể là một cách quan trọng để doanh nghiệp phát triển và cải thiện môi trường làm việc của họ. Việc đưa ra phản hồi không chỉ đến từ vị trí lãnh đạo dành cho các nhân viên mà có thể đến từ cả hai phía.
maxresdefault (1)
maxresdefault (1)

Trong Quản lý hiệu suất, quy trình đưa ra phản hồi này được gọi là “Feedback Loop” và giờ đây, nó là một khái niệm rất quan trọng không chỉ giúp nhân viên cải thiện hiệu suất làm việc và đạt được mục tiêu cá nhân, mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực và phát triển. Sếp và nhân viên cần nhận thức về tầm quan trọng của “Feedback Loop” và tận dụng nó để đạt được thành công trong công việc. 

Nội Dung Bài Viết

1. “Feedback Loop” là gì?

Feedback Loop là một quá trình trong đó thông tin, đánh giá hoặc kết quả được chuyển đổi và truyền lại vào hệ thống ban đầu để điều chỉnh hoặc cải thiện nó. Trong doanh nghiệp, điều này liên quan đến việc sử dụng phản hồi của nhân viên (kết quả của đánh giá hiệu suất) để cải thiện hiệu suất làm việc của họ (đầu vào cho đánh giá hiệu suất tiếp theo). Feedback Loop trong công việc giúp cả sếp và nhân viên phát triển kỹ năng, nâng cao hiệu suất và đánh giá được năng lực. Nó cũng tạo ra một môi trường làm việc có khả năng thích ứng và phát triển, khuyến khích sự học hỏi và cải tiến liên tục.

2. Lợi ích mà “Feedback Loop” mang lại trong công việc là gì?

Feedback Loop đang là từ khóa nóng hổi trong việc đánh giá năng lực nhân viên vì nó mang lại nhiều lợi ích quan trọng như:

Cải thiện hiệu suất: Feedback Loop giúp nhận biết những điểm mạnh và điểm yếu của công việc, từ đó nhân viên có thể điều chỉnh và cải thiện hiệu suất làm việc. Nhờ phản hồi liên tục, họ nhận được gợi ý và hướng dẫn để tăng cường kỹ năng và năng lực cá nhân.

Tăng động lực và sự thúc đẩy: Hầu hết các nhân viên đều luôn muốn được phát triển và tiến bộ từng ngày. Và để đáp ứng được mong muốn đó thì các nhà quản lý phải feedback (phản hồi) cho nhân viên thường xuyên và hỗ trợ nhân viên cải thiện những yếu điểm. Xây dựng kỹ năng feedback đúng lúc còn giúp tăng động lực làm việc và tạo sự thúc đẩy cho nhân viên. Nhận biết được thành tựu và tiến bộ, cùng với phản hồi tích cực, giúp nhân viên tạo động lực và cảm giác tự hào trong công việc.

Thích ứng và đáp ứng thay đổi: Feedback Loop giúp nhân viên và tổ chức thích ứng và đáp ứng nhanh chóng đối với sự thay đổi và thách thức. Nhờ phản hồi liên tục, họ có thể điều chỉnh và thay đổi cách làm việc để đáp ứng môi trường và yêu cầu mới.

Xây dựng một môi trường học tập và phát triển: Feedback Loop tạo ra một môi trường học tập liên tục và phát triển trong tổ chức. Nó khuyến khích sự chia sẻ kiến thức, trải nghiệm và góp ý, tạo nền tảng cho việc học hỏi và cải tiến liên tục. Tất nhiên, giữa sếp và nhân viên phải tạo ra được một môi trường phản hồi an toàn, tôn trọng lẫn nhau và mang tính xây dựng, điều này đòi hỏi đôi bên phải luôn trau dồi kỹ năng feedback và thường xuyên đánh giá năng lực của mình.  

3. Những cách để tạo nên một Feedback Loop hiệu quả 

Để tạo một Feedback Loop hiệu quả với đồng nghiệp và cấp trên, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:

Đặt kỳ vọng rõ ràng

Để Feedback Loop có ý nghĩa và hiệu quả, hãy đặt mục tiêu cụ thể cho phản hồi. Xác định những mục tiêu rõ ràng và đo lường được để biết khi nào bạn đạt được chúng. Điều này giúp cung cấp phản hồi cụ thể và hướng dẫn cho việc cải thiện. Khi nhân viên nắm rõ được mục tiêu, nắm rõ được những cái sếp kỳ vọng của mình thì nhân viên sẽ thực hiện tốt nhất có thể. 

Cung cấp phản hồi mang tính xây dựng

Khi đưa ra phản hồi, hãy tập trung vào những điểm mạnh và điểm cải thiện, và cung cấp phản hồi xây dựng. Hãy đề cập đến hành vi cụ thể và kết hợp những lời khen ngợi và gợi ý để người khác có thể cải thiện công việc của mình. Phản hồi không nên được sử dụng để chỉ trích hoặc coi thường nhân viên, nhằm tạo ra môi trường phản hồi an toàn, giúp nhân viên vui vẻ đón nhận, thay vì sợ chỉ trích.

Lựa chọn phương pháp giao tiếp phù hợp

Mỗi người có cách tiếp thu và ứng dụng phản hồi khác nhau. Hãy tìm hiểu về phong cách giao tiếp và ưu tiên của người khác và thích nghi phương pháp giao tiếp phù hợp. Một số người có thể ưa thích giao tiếp trực tiếp, trong khi người khác có thể muốn nhận phản hồi bằng văn bản hoặc qua email.

Theo dõi tiến độ và thực hiện điều chỉnh

Đây chính là bí quyết quan trọng để có một Feedback Loop hiệu quả vì nếu như bạn bỏ qua yếu tố này, việc phản hồi sẽ không đem đến được lợi ích gì mà còn gây mất thời gian, ảnh hưởng đến mối quan hệ của cả đôi bên. Feedback Loop khác với một feedback đơn thuần là chúng ta cùng nhau đưa ra hướng cải thiện, lên kế hoạch thực hiện và bám sát, theo dõi, điều chỉnh thường xuyên, chính từ “loop” phần nào thể hiện tính lặp lại, liên tục của nó. Tạo một Feedback Loop hiệu quả đòi hỏi sự chân thành, sẵn lòng lắng nghe và tạo dựng một môi trường giao tiếp tốt. Nó là một quá trình liên tục và cần được thực hiện đều đặn để giúp cải thiện và phát triển trong công việc.

Feedback Loop là một phần thiết yếu góp phần nên sự thành công trong công việc của bạn. Từ những thông tin trên, bạn có thể áp dụng được Feedback Loop một cách hiệu quả  trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, bao gồm công việc, học tập, quản lý dự án, phát triển sản phẩm, tương tác xã hội và các lĩnh vực khác. Tạo một Feedback Loop hiệu quả đòi hỏi sự chân thành, sẵn lòng lắng nghe và tạo dựng một môi trường giao tiếp tốt. Nó là một quá trình liên tục và cần được thực hiện đều đặn để giúp cải thiện và phát triển trong công việc.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây