Danh mục
Tìm việc làm

Những từ khóa có thể khiến bạn thất bại khi đi phỏng vấn

Thứ ba - 21/07/2020 04:55
Có những từ trông có vẻ tích cực hoặc bình thường nhưng nó có thể khiến cho bạn mất đi cơ hội thành công trong một cuộc phỏng vấn. Dưới đây là những từ khóa chúng ta cần lưu ý tránh nhắc đến trong một cuộc phỏng vấn quan trọng, bởi nó có thể khiến cho bạn bị đánh giá thấp hoặc gây ấn tượng xấu trong mắt những nhà tuyển dụng ngay khi vừa mới đặt vấn đề.
Những từ khóa có thể khiến bạn thất bại khi đi phỏng vấn

1. “Thất nghiệp” (Unembloyed)

Bạn không có việc làm nên mới phải đi tìm việc và đến dự buổi phỏng vấn, nhưng hãy tránh nói đến từ “thất nghiệp”. Nghe có vẻ nghịch lý nhưng vấn đề ở đây chính là một loại cảm giác. Từ này rất tiêu cực, nó đem lại cho người nghe một cảm giác thất bại, giống như chứng minh rằng cá nhân nói ra từ này thật sự có vấn đề. Mặc dù trước mắt không có việc làm nhưng không có nghĩa là bạn không thông minh, không có tài. Mất đi một công việc cũng giống như người ta mất đi một thứ thành tích đã từng có mà thôi. Vì vậy, khi đối diện với nhà tuyển dụng, hãy tránh nói từ “thất nghiệp” hay “không có việc làm”, mà hãy thay bằng từ “tôi đang đứng giữa những công việc”. Đây cũng là sự thật mà thôi, bởi vì thật sự bạn đang đứng ở giữa ranh giới của công việc cũ và những công việc mới, không phải sao?
 

thất nghiệp

2. “Tốt” (Nice)

Cho dù sự thật bạn là một người tốt thì các ông chủ doanh nghiệp cũng sẽ không chỉ vì chữ “tốt” mà tuyển bạn vào công ty họ. Họ cần tuyển dụng là một người có năng lực giải quyết vấn đề. Vì vậy, hãy tránh nói bản thân mình “tốt”, hãy thay bằng từ “có giá trị”. Khi phỏng vấn, hãy cho các ông củ thấy rằng bạn có thể giúp họ kiếm tiền hoặc tiết kiệm tiền. Nếu bạn có thể kể ra một ví dụ bạn đã làm thế nào để giúp ông chủ trước đây kiếm tiền thì thật tuyệt. Bởi vì các doanh nghiệp sẽ không nhận bạn vào làm chỉ vì bạn là “người tốt” đâu. Thử nghĩ xem, giữa một thứ tốt mang tính phổ thông và một thứ có giá trị thật sự, bạn sẽ vì thứ nào mà chấp nhận bỏ tiền ra để có nó?
 

tốt

3. “Cố gắng” (Try)

Khi một người nói ra từ này cho thấy người đó không phải là một người gặt hái nhiều thành công. Thay vì nói “tôi sẽ cố gắng làm được”, thì hãy nói “tôi nhất định sẽ làm được”. Nói như thế không những sức thuyết phục sẽ cao hơn mà còn cho người đối diện biết bạn có năng lực thế nào. Hãy đưa ra ví dụ cụ thể để chứng minh với nhà tuyển dụng giá trị của bạn. Dùng những kinh nghiệm của bạn để cho họ thấy bạn đã thành công như thế nào chứ không phải là lúc nào cũng chỉ “cố gắng” xoay xở để hoàn thành công việc được giao.
 

try

4. “Sao cũng được” (Open to anything)

Khi nói ra câu “cho tôi làm gì cũng được”, có thể bản thân bạn sẽ cảm thấy như vậy là tăng thêm cơ hội nghề nghiệp cho mình, nhưng kết quả thật sự thì ngược lại. Trên thực tế, điều này cho thấy bạn: (a) không có trọng điểm; (b) không biết mình làm tốt việc gì; (c) chỉ quan tâm tìm được việc mà không quan tâm cụ thể làm gì. Đây là cụm từ mà các nhà tuyển dụng không nghe muốn nghe nhất. Họ hy vọng tuyển được một người có đủ lòng tự tin, biết mình muốn làm gì và thích hợp nhất với vị trí nào, biết cách vận dụng những kinh nghiệm trước đây phục vụ cho công việc mới. Khi đi xin việc mà nói “làm gì cũng được” cũng giống như trong tình yêu bạn nói “quen với ai cũng được” vậy. Điều này thật sự không ổn chút nào. Bạn cần ứng tuyển công việc với một tâm thế có điều kiện cụ thể, có xác định rõ ràng, đó cũng là cách thể hiện rằng bạn tôn trọng bản thân mình.
 

whatever sao cung duoc


 

Nguồn: Abo

Tạ Lê Phương (dịch)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây