Danh mục
Tìm việc làm

Đồng tiền là con dao hai lưỡi

Thứ tư - 20/12/2023 12:12
"Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi" (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
ZZ 225
ZZ 225

Đồng tiền là con dao hai lưỡi, mua hạnh phúc và cũng giết chết hạnh phúc. 
 
Related image
Đồng tiền luôn là con dao hai lưỡi, mua hạnh phúc và cũng chính nó giết chết hạnh phúc. Trong cuộc sống của con người giá trị vật chất và giá trị tinh thần là hai thứ không thể thiếu được trong cuộc sống mưu sinh, nhưng dần dà, cũng vì cái cuộc sống xô bồ ngã ngữa kiếm đồng tiền ấy mà giá trị vật chất ngày càng được ưa chuộng. Tiền có thể là dụng cụ để xiết chặt tình nhân đới, để biểu lộ tình tương thân tương ái, mua hạnh phúc và cũng giết chết hạnh phúc. Tiếc thay, nhiều lúc chúng ta chỉ dừng lại nơi những giá trị bên ngoài của quà tặng, đánh giá nó như cái nhìn nông cạn của cặp mắt trục lợi, mà quên đi giá trị sâu xa của nó. Chúng ta đặt lượng vấn đề vật chất hơn là phẩm chất tinh thần của nó.
 
Đó là lý do của biết bao sự hiểu lầm ngay cả với những người thân thương trong gia đình, là lý do làm sứt mẻ nhiều mối tình bằng hữu và đưa tới những thảm cảnh đổ vỡ gia đình. Tiền bạc có thể làm mù quáng trí khôn và sự phán đoán để rồi nhường chỗ cho các đam mê và dục vọng thống trị, chẳng hạn như tính kiêu ngạo, lòng ích kỷ ghen ghét, thù hận. Cũng vì một chút tiền bạc mà chúng ta không còn biết nhìn nhận cái hay cái tốt một cách khách quan để thông cảm, chung vui và cộng tác với nhau, để rồi chỉ đóng kín trong cái nhìn thiển cận của cái nôi ích kỷ, và gặm nhấm những cay đắng của thái độ than thân trách phận.
Image result for newus 100 dollars 3d photos
Liệu có hạnh phúc được khi dạ dày lép kẹp, tâm trí chỉ nghĩ đến miếng ăn, và khi nghĩ đến miếng ăn, miếng ăn choán toàn bộ suy nghĩ, không còn chỗ cho điều gọi là hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc ấm êm và không bao giờ phải lo nghĩ vấn đề tiền bạc nhưng sẽ sao nếu vấn đề cơm áo gạo tiền xuất hiện thường nhật trong những bưa ăn, cuộc trò chuyện. Sự bon chen, tính toán đời thường, tính thực dụng che đi cái hạnh phúc ngọt ngào mà mỏng manh.
Ta không phủ nhận đồng tiền và cũng không phủ nhận hạnh phúc. Đồng tiền hay những giá trị vật chất, hạnh phúc hay những giá trị tinh thần đều không thể thiếu đối với con người và cuộc sống. Thiếu một trong hai, con người không thể tồn tại hoặc tồn tại không đúng nghĩa.

Image result for newus 100 dollars 3d photos


 Tiền bạc kết quả là mồ hôi nước mắt cha cha mẹ, là biểu hiện tình thương của cha mẹ đối với con cái, để lo cho nhu cầu hạnh phúc tương lai con cái.  Khi chúng ta tự tặng ai món quà nào, nếu được mua từ giá hy sinh của tình thương thì vẫn là món quà đáng quí trọng hơn là món quà đắt tiền nhưng lại trống rỗng tình thương.
 Suy nghĩ về câu nói Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu

Tục ngữ Pháp có câu: “Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu”

Gợi ý
I. Mở bài
– Đồng tiền là vật trao đổi hàng hoá, là thước đo mua bán.
– Tuỳ theo mục đích của mỗi người mà đồng tiền có thể là “người đầy tớ tốt” hay “người chủ xấu”.
 
II. Thân bài
– Giải thích:
+ Nghĩa đen: – tớ: người để điều khiển, người sai khiến.
 – chủ: người điều khiển, sai khiến.
'+ Nghĩa bóng; phải biết làm chủ đồng tiền, không nên làm nô lệ cho đồng tiền.
– Giá trị của đồng tiền:
+ Là vật trao đồi, mua bán, đồng tiền có sức mạnh rất lớn.
+ Nhiều người bỏ công sức ra để kiếm tiền.
– Tiền bạc là người tớ tốt: nằm trong tay một con người tối, đồng tiền phát huy giá trị to lớn của nó, mang lại hoà bình, hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội.
– Tiền bạc là người chủ xấu: chính vì có giá trị lớn trong trao đổi mua bán nên ma lực của đồng tiền đối với con người rất lớn, đặc biệt là đối với những kẻ tham lam, gây ra nhiều tội lỗi.
 
III. Kết bài
– Chính vì giá trị to lớn của đồng tiền trong cuộc sống mà mỗi người chúng ta phải có thái độ đúng đắn trong việc kiếm tiền cũng như chi tiêu.
– Hãy sử dụng đồng tiền vào đúng mục đích để nó phát huy giá trị mà nó vốn có.
 
Bài làm
Sống ở đời có biết bao người trọng tình nghĩa, xem tiền bạc là vật ngoài thân, là công cụ tầm thường. Tuy nhiên không ai phủ nhận vai trò của tiền bạc. Từ khi xuất hiện nố được xem là vật ngang giá chung, mang lại nhiều thuận tiện cho việc mua bán, trao đổi. Nó thúc đẩy kinh tế, thúc đẩy ngoại thương của mỗi quốc gia phát triển. Nhưng cũng chính bởi vai trò to lđn ấy mà trong xă hội có nhiều kẻ bị cuốn hút vì tiền mà sẵn sàng chà đạp lên tất cả tình thương, trách nhiệm… Khái quát về vai trò, vị trí của đồng tiền trong xã hội, tục ngữ Pháp có câu: “Tiền bạc là người đầy tở trung thành và là người chủ xấu”.
Câu tục ngữ trên đúng với mọi người ở mọi thời đại, đặc biệt là trong thời kì cơ chế thị trường hiện nay. Theo nghĩa thông thường “tớ” là người hầu hạ, phục dịch, “chủ” là người nắm quyền, điều khiển, sai khiến. Khi “tiền bạc là người tớ tốt” chính là lúc con người ta làm chủ được đồng tiền, sử dụng nó vào mục đích tốt. Còn lúc đồng tiền lên làm chủ thì con người bị điều khỉển, bị chi phối bởi đồng tiền. Qua vài chữ tuy rất ngắn nhưng câu tục ngữ mang ý nghĩa thật sâu sắc. Nó khuyên răn con người phải biết làm chủ, không nên bị nô lệ bởi đồng tiền.
Trong bất kì xã hội nào, đồng tiền cũng có một giá trị to lớn. Nó giúp con người thuận lợi trong trao đổi mua bán hằng ngày. Thử lật lại lịch sử xem, nếu không có sự xuất hiện của đồng tiền thì xã hội sẽ không được phát triển như ngày nay và không ai có thể tưởng tượng ra nổi cảnh mua bán sẽ diễn ra như thế nào?
Related image

Chính bởi cái giá trị to lớn của đồng tiền trong cuộc sống như thế nên hằng ngày có biết bao con người làm việc cật lực, thậm chí bất chấp nguy hiểm để kiếm ra tiền. Có thể vì cuộc sống mưu sinh của gia đình, thương lũ con gầy đói rách rưới mà bác nông dân vất vả một nắng hai sương trên cánh đồng. Có thể vì muốn thoát nghèo, hướng đến tương lai tốt đẹp hơn mà bao nhiêu học sinh nỗ lực, thức khuya dậy sớm, ngày đêm học tập. Và có thể trong tâm thức họ vẫn văng vẳng lời căn dặn giản dị của người cha: “Nghề nông mình khổ lắm con à. Chỉ có con đường học tập mới giúp con thoát khỏi cái nghèo truyền kiếp mà đời ông, đời cha, đời chú phải gánh chịu", … Ngoài ra, đơn giản chỉ vì họ quan niệm “có tiền là có tất cả” mà họ bỏ công sức ra lao động.
Nếu không có giá trị lớn thì đồng tiền không cần được bảo quản cẩn thận. Và chắc chắn các ngân hàng cũng không cần bảo vệ, canh giữ.
 
Nhưng không phải vì có giá trị mà đồng tiền luôn mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Tuỳ vào mỗi cá nhân người sử dụng mà đồng tiền tốt hay xấu. Nó chỉ thật sự đúng là “đồng tiền” khi ở trong tay một con người cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Hay nói cách khác, nó chỉ là nó theo đúng nghĩa khi nó là đầy tớ cho một người tốt. Đồng tiền giúp con người trang trải cuộc sống mưu sinh hằng ngày cho gia đình. Trong mọi xã hội, đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, đồng tiền càng có vai trò to lớn. Dù biết ràng đồng tiền chỉ là công cụ mưu sinh giúp con người thoả mãn nhu cầu vật chất lẫn tinh thần.
Related image

Tiền bạc đôi khi còn là con số đại diện cho tấm lòng cao cả, cho mục đích tương thân tương ái. Hằng năm con người phải gánh chịu bao ahiêu là thiên tai: lũ lụt, hạn hán, núi lửa động đất… Nếu trong lúc khó khăn ấy không có đồng tiền trợ giúp, ủng hộ thì chắc chắn ít ai sống nổi., ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân làm từ thiện xuất hiện chính là để đưa đồng tiền tương thân tương ái của đồng bào mình đến tay những con người thật sự cần nó. Những đồng vốn hỗ trợ cho vay ấy đã giúp bao người dân xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Những đứa trẻ nghèo mạnh dạn bước chân đến trường, những cô cậu sinh viên tự tin hơn trong giảng đường đại học bởi họ được các tổ chức, các cơ quan nhà nước giúp đỡ, tạo điều kiện.
Có tiền, chàng Từ Hải mới cứu được nàng Kiều ra khỏi lầu xanh và giúp nàng báo ân báo oán. Có tiền con người ta mới có thể có đủ điều kiện đảm bảo cuộc sống của con người về vật chất lẫn tinh thần.
Related image

Dùng tiền đúng lúc, đúng chỗ cho những mục đích tốt đẹp thì nó thật sự là người tớ tốt. Nó phục vụ cho con người, mang lại hạnh phúc cho cá nhân, gia đình, tạo hoà bình, ổn định cho cộng đồng xã hội. Như vậy vai trò của đồng tiền trong cuộc sống là không thể phủ nhận.
Nhưng cũng chính vì sức mạnh to lớn trong đời sống mà đồng tiền đã tạo nên một ma lực đáng sợ đối với con người, đặc biệt đối với những kẻ tham lam.
 
Nhiều người lười lao động, lại còn tham lam, sẵn sàng làm mọi việc phi pháp để hái ra số tiền lớn một cách nhanh nhất. Nào trộm cắp, buôn lậu, mại dâm, ma tuý,… chúng không từ một hành vi nào. Vì đồng tiền, chúng nhẫn tâm gieo rắc cái chết trắng cho nhân loại. “Máu tham chợt thấy hơi đồng là mê” đã gây dựng ở kẻ tham thói ích kỉ “khổng lồ” và lòng nhẫn tâm “vô độ”, biến con người thành kẻ bất lương.
Những kẻ rủng rỉnh túi tiền thì ăn chơi đua dòi làm phát sinh bao tệ nạn xã hội. Ngày xưa thì quan trên, quan dưới; quan cha, quan con ăn chơi sa đọa, làm càn làm bậy. Ngày nay những cậu ấm cô chiêu được nâng niu, chiểu chuộng đâm ra hư hỏng. Từ những cuộc tụ tập bạn bè thâu đêm suốt sáng đến ma tuý, thuốc lắc, đua xe, quậy phá là khoảng cách ngắn nhất, không ai có thể lường trước được hậu quả.
Related image

Rồi nhiều kẻ đã có chức, có quyền, có tiền mà vẫn hám tiền, bao nhiêu cũng không đủ cho túi tham lam không đáy của chúng. Trong ván học có biết bao Nghị Hách, Nghị Quế… giàu có mà vẫn đè đầu cưỡi cổ dân lành để móc tiền. Đến cả quan như lão Huyện Hỉnh mà cũng ỉấy chân giấu đi, cướp trắng trợn đồng hào của bà lão đi kiện thì thật đáng sợ. Ngày nay, cách moi tiền của các quan cao chức lớn không phải là không có mà rất kín đáo, chúng ăn chặn tiền bằng những thủ đoạn rất tinh vi. Kê khai khống, làm giấy tờ giả có gì khó. Thậm chí cả quan cửa khẩu, kiểm lâm mà cũng buôn lậu… Ma lực của đồng tiền quá lớn đã kéo biết bao con người vào vòng xoáy của nó.
 
Nhiều lúc, tiền bạc còn là thước đo tình cảm của con người:
 
                              “Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử 
                              Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
 
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
 
Chỉ vì tranh giành của cải mà anh em bất hoà. Chỉ vì thiếu thốn vợ chổng lục đục, sinh cãi vã dẫn đến li hôn. Nếu như không sống trong xã hội không bị đồng tiền ngự trị, chắc chắn lão Gô-ri-ô sẽ có một đám tang tốt hơn, không phải chịu cảnh không người thân, không họ hàng.
Chính sức cuốn hút quá lớn của đồng tiền mà nhiều người bị mê hoặc, bị nô lệ. Đổng tiền trở thành ông chủ sai khiến con người làm điều tội lỗi.
 
Tóm lại, tiền bạc cổ vai trò quan trọng đối với cuộc sống, có sức cuốn hút lớn đối với con người và không phải ai cũng làm chủ được mình trước sức hút mảnh liệt của vòng xoáy ấy. Những con người liêm chính, chí công vô tư thì sẽ không bao giờ vấp ngã trước đồng tiền. Nhưng để trở thành con người như vậy thì mỗi cá nhân phải cố gắng phấn đấu, tu dưỡng đạo đức. Đồng tiền như con dao hai lưỡi nhưng để tránh được mặt sắc nhọn nguy hiểm thì phải từ con người mà ra. Hãy làm chủ đồng tiền, đừng để nó làm chủ mình.
 
Tống Thị Thu Bồn

Câu châm ngôn: “Đồng tiền là tên dầy tớ hữu dụng nhưng lại là ông chủ tàn ác” có ý nói hai mặt (tốt/xấu) của đồng tiền nên được ví như con dao hai lưỡi. Có tiền, ngưòi ta có thể làm được nhiều việc lớn lao, phúc đức, cứu sống nhiều mạng người và thậm chí có được sự sống đời đời nếu biết dùng của cải làm việc bác ái và chia sẻ (đọc Mt 25). Nhưng có tiền mà không biết dùng hoặc tệ hơn nữa là ỷ vào nó mà làm hại người khác, thì người ta sẽ bị trừng phạt. 

Đồng tiền là con dao hai lưỡi, mua hạnh phúc và cũng giết chết hạnh phúc. Liệu có hạnh phúc được khi dạ dày lép kẹp, tâm trí chỉ nghĩ đến miếng ăn, và khi nghĩ đến miếng ăn, miếng ăn choán toàn bộ suy nghĩ, không còn chỗ cho điều gọi là hạnh phúc.Gia đình hạnh phúc ấm êm và không bao giờ phải lo nghĩ vấn đề tiền bạc nhưng sẽ sao nếu vấn đề cơm áo gạo tiền xuất hiện thường nhật trong những bưa ăn, cuộc trò chuyện. Sự bon chen, tính toán đời thường, tính thực dụng che đi cái hạnh phúc ngọt ngào mà mỏng manh.
Ta không phủ nhận đồng tiền và cũng không phủ nhận hạnh phúc. Đồng tiền hay những giá trị vật chất, hạnh phúc hay những giá trị tinh thần đều không thể thiếu đối với con người và cuộc sống. Thiếu một trong hai, con người không thể tồn tại hoặc tồn tại không đúng nghĩa.

Có những thứ trên đời tốt nhất không nên nợ, vì cả cuộc đời không trả hết đâu

Có những món nợ mất cả đời bạn cũng không trả nổi. Vì thế, để cuộc sống trở nên thanh thản hơn, tốt nhất chớ nên nợ ai điều gì trong 4 điều dưới đây.
“Của biếu là của lo, của cho là của nợ”, trên đời này không có gì là cho không, có những thứ bạn tuyệt đối không nên nợ nếu muốn có một cuộc sống thanh thản. Nếu là đã nợ thì sớm hay muộn cũng sẽ đến ngày bạn phải trả. Vì thế hãy cân nhắc trước khi định nợ ai đó điều gì.
 
Tiền bạc là con dao hai lưỡi, tránh nợ là tốt nhất
Tiền bạc là thứ tệ nhất trên cuộc đời, nó là con dao hai lưỡi, có thể giúp người với người đến gần nhau hơn, cũng có thể biến bạn thành thù. Các cụ xưa vẫn nói “Anh em thì rất là hiền, chỉ vì đồng tiền mất tình anh em”. Tiền bạc là thứ vật chất sát sườn nhất, không ai có thể sống mà thiếu tiền, cũng vì thế mà tiền ngày càng trở nên quan trọng thậm chí còn quan trọng hơn tình cảm rất nhiều.

Bạn đừng nghĩ sòng phẳng quá sẽ khiến anh em mất vui, ngược lại, việc bạn không rõ ràng minh bạch mới tạo cho đối phương tâm lí không thoải mái. Cho nên đã là người thân thì càng nên rạch ròi khoản nào là cho, khoản nào là cho mượn.
 
Không nợ ai món nợ trách nhiệm
Không phải là vật chất, nhưng trách nhiệm lại là thứ không thể nợ. Cuộc đời giống như một vở kịch lớn, trong đó mỗi người đảm nhận một vai diễn khác nhau: là ông, bà, là bố, mẹ, là anh, chị, em, là con, cháu…. Mỗi vai diễn đều có những nghĩa vụ và trách nhiệm khác nhau.
Ví dụ là một người con, bạn phải có trách nhiệm hiếu kính, chăm sóc ông bà, cha mẹ, những người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng bạn. Tuyệt đối không được rũ bỏ trách nhiệm này hay nói cách khác đó là món nợ trách nhiệm của người làm con đối với bậc sinh thành mà bạn cần phải trả.
 
Nếu bạn là người cha người mẹ thì trách nhiệm của bạn chính là nuôi dưỡng, giáo dục cũng như định hướng tư tưởng cho con mình, để con cái trưởng thành trong môi trường tốt, nhận được nền giáo dục văn minh.

Nếu là vợ chồng, bạn phải có trách nhiệm thủy chung, tôn trọng đối phương, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống. Người ta nói phải tu ngàn năm mới có duyên làm vợ chồng, cho nên đừng nợ chồng hay vợ bạn sự chân thành và khoan dung.
Và nếu là anh chị em một nhà, món nợ bạn phải trả chính là tình cảm yêu thương, sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
Tình cảm là món nợ khó trả nhất, vì thế đừng bao giờ “đi vay” để mắc nợ ân tình của người khác
 
Có rất nhiều mối quan hệ trong cuộc sống, và bất kỳ mối quan hệ nào cũng sẽ nảy sinh những tình cảm khác nhau. Tình cảm gia đình, bạn bè, người yêu… tất cả những mối quan hệ đó khi đã nảy sinh vấn đề cho và nhận, vay và nợ… đó là ân tình.
Bạn có thể sẽ hoài nghi, đã là người thân thì sao tránh được nợ nhau tình cảm. Bởi lẽ thường người một nhà vẫn hay tình nguyện làm gì đó cho nhau, giúp đỡ nhau mà không đòi hỏi yêu cầu hay đền đáp. Nhưng chính vì lẽ đó mà chúng ta càng nên tỉnh táo để sống một cách trọn vẹn với lương tâm.

Người giúp ta một thì ta phải trả một hoặc gấp đôi, thậm chí là hơn nữa. Tuy là thế nhưng có những ân tình mà có khi cả đời này chúng ta không thể báo đáp. Ngay trước mắt đó chính là công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha. Vậy thì hãy không ngừng cố gắng, hãy làm tất cả những gì có thể để báo đáp cho cha mẹ. Ngoài ra khi sống trên đời này chúng ta phải có lòng biết ơn, lòng lương thiện để mang ngọn lửa của tình yêu truyền đi khắp nơi. Nếu mỗi người có thể làm như vậy, thế giới này sẽ trở nên đẹp đẽ gấp bội.
 
Đừng nợ ai đó thời gian
Thời gian trôi đi không bao giờ quay lại, và với ai đó thời gian còn quý hơn vàng bạc vì thế nợ thời gian là bạn đang trở thành con nợ lớn nhất. Khi bạn già bạn sẽ biết quý trọng thời gian hơn, và bạn sẽ hiểu nợ ai đó thời gian là món nợ cả đời.

Tien bac, con cai, tuong lai
“Con cái nếu giỏi hơn ta thì cần tiền để làm gì? Nếu như chúng không được như ta, vậy thì giữ tiền của ta để làm gì”.
Đó là câu nói của Lâm Tắc Từ, một vị quan nổi tiếng đời nhà Thanh.
Tôi có một người bạn, một lần sau khi đã uống rượu say đã nói rằng: “Ông có tin hay không? Tôi đã gửi tiền vào ngân hàng, đến đời cháu của tôi cũng xài không hết.”
Tôi trả lời tin. “Nhưng người già vẫn hay nói rằng “con cháu tự có phúc của con cháu”, ông không cần phải lưu cấp của cải cho con cháu như vậy đâu.”
Ông ấy đã cười và nói: “Cái gì gọi là phúc chứ? Tôi quá nửa đời người mới thoát được nghèo đói, nếu không để lại của cải cho con cháu, thì e rằng con cháu của tôi sẽ nghèo. Tôi chính là để lại tiền cho con cháu để chúng không phải giống như tôi trong đời này.”
Lời ông ấy nói là thật lòng. Quanh chúng ta có rất nhiều người nghĩ như vậy, có 10 đồng thì để cho con cháu 5 đồng. Chúng ta vẫn luôn nghĩ là nên dành dụm tiền cho con cháu, như thế có thể làm cho cuộc sống của chúng sau này được tốt hơn.
Có một câu nói của Lâm Tắc Từ, một vị quan nổi tiếng thời nhà Thanh, đã làm tôi tỉnh ngộ:
“Con cái nếu giỏi hơn ta thì cần tiền để làm gì? Người hiền đức mà giàu có thì tự nhiên sẽ suy hao chí khí. Nếu con cháu không bằng được ta thì cũng chẳng lưu cấp tiền bạc để làm gì, người ngu muội mà giàu có thì càng trở nên ngu muội”.
Lời nói này quả thật là hết sức sâu sắc và đúng đắn. Con cháu nếu như hơn hẳn ta như vậy thì không cần phải lưu cấp gì cho nó, nếu chúng là người hiền tài thì để lại nhiều của cải chỉ làm cho chúng tiêu hao ý chí phấn đấu. Còn nếu con cháu là hạng bình thường, như vậy ta cũng không cần thiết phải dành dụm của cải cho nó. Chúng vốn đã ngu muội mà ta lại lưu cấp tiền bạc cho chúng thì chỉ khiến chúng càng thêm ngu muội mà thôi. Nhưng đến hôm nay, có thể chân chính lĩnh hội được bài học này từ Lâm Tắc Từ thì chẳng được mấy người.
Có quá nhiều người trong chúng ta không hiểu lý do vì sao các tỷ phú nước ngoài có thể dùng hầu hết gia tài cả đời của mình đi làm từ thiện. Ví dụ như nhà tỷ phú giàu thứ 2 thế giới Warrent Buffet đã dành 99% tài sản của mình cho từ thiện. Một đồng nghiệp của tôi đã hỏi; “Chẳng lẽ con cháu của ông ấy không giận ông ấy sao?” Tôi nghĩ cô bạn đồng nghiệp chắc chắn là chưa nghe đến chuyện giữa Buffet và cậu con trai nhỏ của mình – Peter Buffett. 

Peter Buffett rất yêu âm nhạc. Một ngày trước khi chuyển tới Milwaukee, cậu đã tới tìm cha để vay tiền (đó là lần đầu tiên và duy nhất cậu vay tiền của cha) và cậu đã bị từ chối. Peter đã rất giận dữ, sau đó đã tìm đến ngân hàng để vay tiền. Cậu đã kể lại rằng “trong thời gian trả nợ ngân hàng cậu đã học được rất nhiều điều trong cuộc sống và công việc. Sau này nghĩ lại cậu thấy rằng quan điểm của cha cậu là rất đúng đắn.”
Nếu bạn thật sự thương yêu con của mình, thì trong phương diện tài chính nên chặt chẽ một chút. Tiền bạc là con dao hai lưỡi, nó có thể làm tổn thương con bạn. Bạn là người đưa những đứa con mình tới với thế giới này nên cần phải hết sức coi trọng sự trưởng thành và chín chắn của chúng, cần phải tạo cho chúng sự mạnh mẽ. Hãy để chúng biết cuộc sống là có cả mồ hôi và nước mắt, đôi khi còn bị chảy máu, phải dãi nắng dầm mưa mà không có bố mẹ, người thân cầm ô che chở. Hãy để chúng biết tự mình phấn đấu mới là tốt nhất, vinh quang nhất. Hãy để những đứa con của bạn biết rằng chính bản thân chúng mới tạo được những chiếc thìa vàng để thưởng thức bát canh cuộc sống với rất nhiều hương vị hấp dẫn.
Cuộc sống là những kỉ niệm
Cuộc sống là những kỷ niệm
 
Kết luận: Đích cuối cùng của hôn nhân chính là hạnh phúc, là con người, ai cũng mong ước cho chính mình, cho những người thân, và cho gia đình được ấm no, vui vẻ và hạnh phúc… Nhưng hạnh phúc thật sự là gì? Hạnh phúc có được từ tình cảm cuộc sống đời thường, từ những điều giản dị… câu chuyện của đôi vợ chồng trên đã có thể cho chúng ta nhận ra rằng: “Tiền có thể mua được hạnh phúc… Nhưng hạnh phúc có được không chỉ từ tiền”.
 
Có những gia đình sở hữu rất nhiều tiền bạc, có nhiều của cải vật chất, rất giàu có… nhưng đời sống gia đình của họ không êm ấm, gặp nhiều khó khăn, đau khổ, thậm chí có những trường hợp tan vỡ, phải chia tay nhau, đồng tiền luôn là con dao hai lưỡi, mua hạnh phúc và cũng chính nó giết chết hạnh phúc.
 
Thật sự hạnh phúc là điều quý giá, đừng quy đổi nó ra đồng tiền trong cuộc sống hôn nhân. Có tiền là có tất cả, là có hạnh phúc… nhưng không hoàn toàn đúng như vậy phải không? Dù định nghĩa hạnh phúc là gì và chọn con đường đi đến hạnh phúc như thế nào thì điều đầu tiên là mỗi người cần phải nhận thức đúng đắn về cuộc sống. Để có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, điều đầu tiên là phải dựa trên tình yêu… tình yêu đó luôn nồng nàn và sâu sắc, mang lại cho nhau sự cảm thông, chia sẻ, tôn trọng, giúp đỡ nhau để thành đạt và sống tốt hơn. Hạnh phúc sẽ đến khi con người ta tự hài lòng về cuộc sống của mình.

Tham lam là một liều thuốc độc, dục vọng là con dao hai lưỡi

Con người ta mệt mỏi cũng bởi sân si, càng tham ái, sân si nhiều càng mỏi mệt... vì thế, trước khi rời bỏ cuộc đời này mà đi, nhất định phải học được 3 điều này! Hãy cũng đọc câu chuyện sau đây:


Có một tỷ phú sống trong căn biệt thư xa hoa. Nhưng một ngày kia mắc bệnh hiểm nghèo, ông chợt nhận ra rằng tất cả những gì là danh vọng, tiền tài và vật chất, thực ra đều hư vô như mây khói.

Vì lo sợ sẽ không sống được bao lâu nữa, ông bèn tìm đến một vị danh y để xin lời khuyên. Sau khi bắt mạch, danh y nói với ông rằng: “Bệnh của ông ngoài cách này ra thì không thuốc nào có thể chữa khỏi. Tôi sẽ kê cho ông ba đơn thuốc, ông cứ theo đó mà làm, hết đơn thứ nhất thì chuyển sang đơn tiếp theo.”

Vị tỷ phú về nhà, trong lòng phấp phỏng hy vọng. Ông lấy đơn thuốc đầu tiên ra và đọc: “Hãy đến một bãi biển và nằm đó khoảng 30 phút, làm liên tục như vậy 21 ngày.” Mặc dù thấy khó hiểu, nhưng ông vẫn quyết định ra bờ biển. Ông lang thang một vòng rồi ngả lưng nằm trên bãi cát.

Bất chợt một cảm giác nhẹ nhàng và khoan khoái vô cùng bao trọn thân thể ông. Vì trước đây công việc bận rộn nên ông không có cơ hội nghỉ ngơi. Nay ông có thể tĩnh tâm lại để lắng nghe tiếng gió thổi vi vu, tiếng sóng biển rì rào hòa lẫn với tiếng kêu thánh thót của đàn hải âu gọi bầy… Trái tim ông bỗng thổn thức, chưa bao giờ ông có được cảm giác thoải mái như bây giờ.

Ngày thứ 22, ông mở đơn thuốc thứ hai, trong đó viết: “Hãy tìm 5 con cá hoặc tôm rồi thả chúng xuống biển, liên tục như vậy trong 21 ngày.” Trong lòng ông đầy rẫy những băn khoăn, nhưng vẫn cặm cụi đi mua tôm cá rồi thả chúng ra biển. Ngắm nhìn từng con vật bé nhỏ được trở về với biển khơi, trong lòng ông không nén nổi nỗi xúc động.

Ngày thứ 43, ông đọc đơn thuốc thứ ba: “Tìm một cành cây và viết những điều khiến ông cảm thấy không hài lòng lên bãi cát.” Nhưng khi ông vừa viết xong, thủy triều lại cuốn tất cả xuống biển. Ông lại viết, sóng lại cuốn đi, lại viết, lại cuốn đi, rồi lại viết, và lại cuốn đi… ông bật khóc nức nở vì chợt hiểu ra tất cả. Khi về nhà ông cảm thấy toàn thân nhẹ nhàng, tinh thần chưa bao giờ thoải mái và tự tại đến thế, thậm chí ông cũng không còn sợ cái chết nữa.

Thì ra con người ta chỉ cần học được 3 điều trên thì sẽ vui vẻ hạnh phúc:
Thứ nhất: Nghỉ ngơi
Thứ hai: Cho đi
Thứ ba: Buông xuống   
Là người nhất định phải biết NGHỈ NGƠI
Phật giáo cho rằng, trong xã hội này có hai loại người. Một là quá tham lam, mong muốn và theo đuổi sự thành công, mong muốn kiếm tiền, ham muốn sao cho mình không ngừng vươn xa hơn nữa. Còn loại người thứ hai sống không có mục đích, không có chí tiến thủ.

 Nhưng chúng ta cần nhận thức rõ rằng, có người mới được ít đã thấy đủ; có người biết đủ và cảm thấy vui vẻ, đây là hai dạng người không giống nhau. Người được ít mà thấy đủ chính là người chỉ cần được chút ít đã xem là đủ; người biết đủ cảm thấy vui vẻ chính là người có nhiều cũng cảm thấy đủ, có ít cũng cảm thấy đủ, có được nhiều thì càng tốt, có được ít cũng không sao, họ không để mình cảm thấy đau khổ, không làm tổn hại đến người khác, đó chính là biết đủ sẽ cảm thấy vui vẻ - tri túc.

Nếu một người lao đầu vào kiếm tiền, không chừa thủ đoạn nào để theo đuổi thành công và tài phúc mà không biết dừng nghỉ sẽ có ngày cảm thấy vô cùng mỏi mệt. Theo đuổi những chân trời viễn mộng khiến ta rất đau khổ, rất căng thẳng, bởi vì khi đã giành được nó ta lại sợ sẽ mất đi, sau khi mất đi thì lại muốn giành được nó, cũng gần giống như việc đánh bạc, mong muốn tất cả những đồng tiền ở túi kẻ khác là tiền của mình, bị thua lại mong thắng, thắng được rồi lại muốn thắng nữa, không bao giờ biết thỏa mãn.

Người thông minh là người biết nên làm và nên nghỉ ngơi hợp lý. Có như thế mới cân bằng cuộc sống và an nhiên, tự tại.

Đồng thời, con người sống cũng phải biết CHO ĐI

Trong cuộc sống này, những gì ta cho đi bằng tình người mới thật sự đúng nghĩa là cho mà không phải là sự trao đổi hay mua bán dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, nếu ta biết cho đi những giá trị vật chất để giúp đỡ hoặc chia sẻ khó khăn cho người khác thì đây chính là cách giúp ta có thể nhận lại được niềm vui và hạnh phúc bởi trong ta không có sự toan tính.

Khi cho đi mà chúng ta không kèm theo bất cứ một điều kiện hay sự mong cầu nào thì chính ngay khi ấy chúng ta đã nuôi dưỡng được lòng từ bi vô hạn. Khi ta cho mà không có sự tính toán thì sự cho ấy mới là cao thượng nên ta sẽ nhận được sự an lạc, hạnh phúc.

Còn một điều nữa, đó là phải học cách BUÔNG XUỐNG

Nếu như con người biết buông xả trong đời sống hiện tại. Buông đi những lợi danh, buông đi những hận thù chấp nhặt. Đồng thời xả đi những mưu cầu tính toán cho bản thân, xả đi những "tham - sân - si" trong cuộc sống thường nhật thì sẽ tự tìm thấy cho mình niềm an vui và thanh thản trong tâm hồn. Bởi khi biết buông xả thì tâm ta mới trong sáng để vượt qua những cám dỗ của tham, sân, si, của mạn nghi ác kiến để rồi nhìn thấy niềm vui xung quanh ta.

Có buông xả được thì lòng ta mới rộng mở, ai nói gì không vừa ý cũng bỏ qua mà không chấp. Nếu ai có làm điều gì xúc phạm cũng dễ dàng tha thứ, mà nếu có giận có buồn thì chỉ một vài phút hoặc một vài giờ, cùng lắm qua một đêm rồi quên hết đi cho đời mình được an vui.

Tham lam là một liều thuốc độc, và dục vọng là con dao hai lưỡi; có một cuộc sống ổn định rồi vẫn muốn theo đuổi sự thoải mái; có cuộc sống thoải mái rồi lại muốn hưởng thụ những vật chất xa hoa… Nếu dục vọng không có điểm dừng thì con người vĩnh viễn không bao giờ cảm thấy đủ, không bao giờ cảm thấy thỏa mãn, và cũng không bao giờ tìm kiếm được niềm vui. Hãy trân trọng những gì bạn đang có, bạn sẽ thấy rằng bản thân mình là người giàu có nhất trên cõi đời này.

Bạn nên biết ! Khi bạn đã cả đời lao động vất vả khi đã đến tuổi về hưu có nghĩa là bạn đã làm xong nghĩa vụ với đất nước, với gia đình và với bản thân mình. Đây là lúc bạn phải buông tất cả để niệm Phật và tu hành làm điều công đức để tạo nhân duyên phước đức cho mình mà về với Phật. Nếu bạn còn tham mà làm việc để kiếm thêm tiền tức là bạn đã ăn hết lộc của bạn ở đời này đời sau bạn sẽ trở thành người nghèo khổ nhất thế gian và cái quan trọng là khi chết tất cả vất đi hết không mang được gì đi mà nghiệp thì vẫn phải trả. 
Image result for billionaire toy photos

Vậy còn lí do gì để bạn không buông xả??? 

Bạn làm sao phải tự hành hạ mình? Hãy lấy trí tuệ để xét soi trước khi hoàng hôn tắt nắng. 

…Tiền bạc rất cần để sinh sống, nhưng chỉ nên coi nó là phương tiện chứ đừng bao giờ coi nó là cứu cánh hoặc mục đích. Hẳn ai cũng khả dĩ chân nhận rằng “tiền bạc không thể tạo nên hạnh phúc nhưng có thể góp phần vào hạnh phúc”…

Người ta vẫn nói vui mà… thật: “Tiền là tiên là Phật, là sức bật lò-xo, là nỗi lo tuổi trẻ, là sức khỏe tuổi già, là cái đà danh vọng, là cái lọng che thân,…”. Câu vè bình dân mà nghe cũng “đã” cái lỗ ráy đó chứ! Việt ngữ thường có chữ “đệm” hoặc “láy” phía sau. Ví dụ: Xanh lè, đen thui, rượu chè,… Và chữ Tiền cũng thường dùng theo dạng danh từ kép là “tiền tệ”, hoặc “tiền bạc”. Chữ “tệ” hay “bạc” ở đây cũng có nghĩa là tiền, nhưng có thể mang nghĩa xấu theo cách bình dân là “tệ hại” hoặc “bạc bẽo”. Tiền nó “tệ” và “bạc” lắm. Chí lý thật!


John Kenneth Galbraith nói: “Tiền bạc là điều đơn giản. Nó ngang hàng với tình yêu như niềm vui lớn nhất của con người, và nó ngang hàng với sự chết như nỗi lo lớn nhất của con người”. Thật vậy, tiền bạc vừa quan yếu vừa tầm thường, như ngạn ngữ Pháp có câu: “Tiền bạc là đầy tớ tốt, nhưng lại là ông chủ xấu” (L’argent est un servant bon, mais un maitre mal).
 
Thật ra tiền bạc chỉ là những tờ giấy ghi những con số theo quy ước của con người, nên giá trị cũng cao hay thấp tùy đơn vị được ghi và tùy loại tiền (Bảng Anh, USD, Yen, Yuan, Mark,…). Thế nhưng nó có mãnh lực hầu như bất khả kháng. Chiến tranh xảy ra, bất công xã hội, đàn áp, bóc lột, lừa đảo, tội phạm,… cũng vì nó. Các mối quan hệ rạn nứt cũng vì nó. Ngay cả trong tình yêu, hôn nhân và gia đình cũng khó tránh khỏi tầm kiểm soát của nó. Ai gọi nó là tiền bạc thật chí lý. Tiền nó “bạc” lắm!
 
Tiền bạc rất cần để sinh sống, nhưng chỉ nên coi nó là phương tiện chứ đừng bao giờ coi nó là cứu cánh hoặc mục đích. Hẳn ai cũng khả dĩ chân nhận rằng “tiền bạc không thể tạo nên hạnh phúc nhưng có thể góp phần vào hạnh phúc”. Có thể hình ảnh “một túp lều tranh với hai trái tim vàng” không còn thích hợp với thời đại ngày nay, nhưng thiết nghĩ hình ảnh đó vẫn khả dĩ lý tưởng về phương diện tinh thần – nghĩa là nên xét theo nghĩa bóng hơn là nghĩa đen. Đừng lý tưởng hóa mà cũng đừng thực tế hóa.
 
Tiền bạc có ma lực mạnh đến nỗi người ta có thể “sẵn sàng” đổi thay  tất cả: “Giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Do đó, sóng gió gia đình vẫn xảy ra, không rõ ràng cũng ngấm ngầm, tạo ra các mâu thuẫn và bất hòa. Các tâm lý gia đưa ra một số giải pháp giúp các vợ chồng khả dĩ hạn chế mức tranh chấp về tiền bạc, và nhờ đó mà khả dĩ bảo vệ hạnh phúc.
 
1. VỀ THU NHẬP
Tâm lý gia R. Nadel, thuộc ĐH Carolina (Hoa Kỳ), nói: “Nam giới thường xem mức lương là thước đo của sự thành công trong cuộc sống, còn nữ giới lại coi đó là sự thành đạt nhất thời trong nghề nghiệp”. Các chuyên gia cũng công nhận rằng nữ giới ít khi tin tưởng khả năng kiếm tiền như nam giới, nhưng khi có gia đình thì số tiền kiếm được của nữ giới lại ảnh hưởng các quyết định của họ trong cuộc sống. Nghĩa là nữ giới dễ tự phụ hơn nam giới khi họ kiếm được nhiều tiền hơn chồng.
 
Trong cuốn “Problems about Family and Money” (Các vấn nạn về Gia đình và Tiền bạc), tác giả Victoria Felton Collins khuyên: “Vợ hoặc chồng có thu nhập cao hơn thì thường giành quyền quyết định trong gia đình. Đã là vợ chồng, tốt nhất là nên bình đẳng, đừng câu nệ vào việc kiếm được ít hay nhiều tiền của nhau”. Người Việt cũng có câu: “Của chồng, công vợ”.
 
2. VỀ CHI TIÊU
Một “đặc tính” của nữ giới là thích mua sắm, ngay cả những thứ chưa thực sự cần thiết. Đôi khi điều này là “cái gai” đối với nam giới. Theo nghiên cứu, hơn 50% nam giới không tự mua sắm đồ dùng cá nhân, nhưng 80% nữ giới tự mua sắm, mua cả cho chồng và con cái, thậm chí còn “lén lút” mua sắm riêng cho mình. Việc chi tiêu dù sao cũng vẫn có các khoản mà người kia có thể sẽ không biết hoặc không nên biết, tiền túi đó là “quỹ đen hợp lý”. Nam giới thì uống cà-phê, hút thuốc lá, “lai rai” với bạn bè,… Còn nữ giới thì chi về các khoản “phụ tùng”, cũng mong không kém chị thua em. Rất tế nhị, nhưng tuyệt đối tránh “giấu giếm” về khoản “ngoại hạng” nào đó mà không chân thành bàn bạc với nhau.
 
Các tâm lý gia khuyên: “Vợ chồng có thể bỏ qua cho nhau, tránh giải thích các khoản chi riêng đôi khi cần với người này nhưng không cần với người kia. Có thể dành một khoản riêng để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu”.

 
3. VỀ TIẾT KIỆM
Theo nghiên cứu về xã hội học ở Hoa Kỳ, nam giới tích lũy gấp đôi nữ giới. Có 46% nữ giới ở độ tuổi 45-60 mới bắt đầu có khái niệm “tiết kiệm”, nhưng 67% nam giới đã biết thực hành tiết kiệm. Khái niệm này ít phổ biến đối với phụ nữ ở nông thôn. Nhưng nếu thực sự có sự tích lũy thì vợ chồng thường có sự bất hòa, thậm chí là xung khắc, nếu “bị” người kia phát hiện.
 
Quả là nhiêu khê! Các tâm lý gia khuyên: “Việc giấu giếm tiền bạc lẫn nhau tạo ra hố ngăn cách phu thê. Nên công khai với nhau về việc tiết kiệm riêng và chứng tỏ đó là động thái hữu trách vì tương lai của gia đình chứ không hề có ẩn ý đen tối nào”. Nếu vậy, hãy cùng nhau tiết kiệm, tích cốc phòng cơ để tránh khó khăn khi hữu sự trong tương lai. Nhưng cũng cần phân biệt: Tiết kiệm khác với hà tiện!
 
4. VỀ KINH DOANH
Thông thường, nam giới luôn “mạo hiểm” hơn phụ nữ. Về kinh doanh và đầu tư, nữ giới không mấy tin vào khả năng của mình, và coi đó là cuộc phiêu lưu có thể xảy ra khả năng xấu nhất: Mất vốn. Ngược lại, nam giới lại vẫn “bình chân như vại”, không hề tỏ vẻ hoảng hốt.


Các tâm lý gia khuyên: “Việc kinh doanh bằng tiền chung của gia đình đều khác nhau về cách nhìn của vợ hoặc chồng, do vậy rất cần sự đồng thuận khi hoạch định các khoản cần thiết như tiền sinh sống, tiền vốn, kiếm thu nhập thêm,…”. Thỏa thuận chung để tránh đổ lỗi cho nhau nếu “sự cố” xảy ra, bởi vì “đồng tiền liền khúc ruột” mà. Tục ngữ Việt Nam xác định: “Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Thật không sai!
 
5. VỀ TRÁI KHOẢN
Chỉ khi nào thấy thực sự cần thiết thì phụ nữ mới vay mượn. Tính thận trọng đó thật quý, nhưng đôi khi khó có thể làm ăn lớn vì sự dè dặt thái quá. Tuy nhiên, nam giới cũng dễ lao đao nếu quá khinh suất, cứ đi vay mượn mà không lường trước hậu quả. Âu cũng là sự cân bằng: Chồng tăng tốc, vợ đạp thắng.
Các tâm lý gia khuyên: “Cả vợ lẫn chồng đều nên tự kiểm soát thói quen chi tiêu trước khi vay mượn, và trù liệu cách thanh toán các trái khoản – nếu có”. Thật vậy, đừng quá “vô tư” mà thoải mái “vung tay quá trán” theo kiểu “xả láng sáng về sớm”.

 
VĨ NGÔN
Hôn nhân cần phải có tình yêu, mà tình yêu thì vừa lãng mạn vừa cao thượng, vừa phàm tục vừa lý tưởng, vừa thực tế vừa trừu tượng. Vì thế, hôn nhân cũng không thể thoát “tầm kiểm soát” của tiền bạc. Một vấn đề rất… tế nhị!
 
Cả hai vợ chồng đều cần hiểu biết để đừng vì vấn đề tiền bạc mà hạnh phúc hôn nhân bị rạn nứt. Thiết nghĩ cũng nên suy ngẫm câu ngạn ngữ Đức: “Nguy hiểm nhất là đứng trước con bò, sau lưng con ngựa, và bên cạnh người ngu”. Mỹ kim (đô-la) có màu xanh, vàng có màu vàng, kim cương có đủ sắc màu, nhưng tất cả đều phải có “màu xám” – tức là “chất xám”. Oscar Wilde nói: “Tình yêu chỉ là sự hiểu lầm lẫn nhau”. 
 
Cái mà người ta gọi là “hiểu nhau” thì kỳ thực chỉ là “không hiểu nhau”, nhất là khi tiền bạc được đề cao. Tiền bạc là con dao hai lưỡi khả dĩ “trau chuốt” hoặc “cắt nát” hạnh phúc trong hôn nhân – kể cả các mối quan hệ khác. Tự do nào cũng phải có giới hạn của tự do!
 
Với nữ giới, hôn nhân là khởi đầu sự kết thúc; với nam giới, hôn nhân là kết thúc sự khởi đầu. Khái niệm khác nhau nhưng hoàn toàn lô-gích, vì thế mà người ta mới cần có nhau để bổ sung lẫn nhau. Đó là “phần cứng” mà Tạo Hóa đã “cài đặt” sẵn trong mỗi giới, không thể coi bên trọng bên khinh!
Image result for TIỀN BẠC photos

Đời sống hôn nhân không là thảm hoa hồng, luôn gặp nhiều chông gai. Vị chua của chanh và vị ngọt của đường, nếu tách rời để thưởng thức từng vị sẽ nhàm chán và mau ngán, nhưng nếu biết kết hợp thành ly-chanh-đường thì hương vị đậm đà thú vị, uống hoài không chán.
 
Tiền là vậy đó. Cái khó là làm sao không “nặng lòng” với nó và thoát khỏi ma lực của nó! Hãy lưu ý cách nhận định của Timothy IV: “Lòng ham mê tiền bạc là nguồn gốc của sự xấu xa”. Tương tự, ngạn ngữ Nga có câu: “Khi tiền bạc lên tiếng thì sự thật im lặng”.
 
TRẦM THIÊN THU
 

 
  Suy Niệm  
Tiền bạc của cải tự nó không phải là một điều xấu. Ai trong chúng ta cũng cần có tiền bạc của cải để sống xứng đáng với nhân phẩm. Sự túng thiếu bần cùng là một sự dữ mà Thiên Chúa không bao giờ muốn cho con cái Ngài phải lâm vào.
Thế nhưng, tiền bạc của cải vẫn luôn là con dao hai lưỡi. Nếu được sử dụng như một phương tiện, tiền bạc sẽ giúp cho con người sống xứng đáng với phẩm giá của mình hơn. Nếu trái lại, con người chạy theo tiền của như một cứu cánh trong đời người, nghĩa là con người có thể tôn thờ nó như thần tượng để quên đi tất cả những giá trị khác trong cuộc sống, thì lúc đó, sự phá sản về vật chất cũng như tinh thần là điều tất yếu với con người. 
Khi kể lại dụ ngôn của người quản lý biết dùng tiền của để mua chuộc bạn bè, Chúa muốn dạy con hãy khôn ngoan trong việc sử dụng của cải vật chất, để dùng nó mà đạt được Nước Trời.
 
<> Mỗi ngày chúng ta có giống như một tài khoản ngân hàng, và thời gian là tiền. Không ai giàu, không ai nghèo, chúng ta đều có hai tư giờ mỗi ngày.
<> Everyday is a bank account, and time is our currency. No one is rich, no one is poor, we’ve got 24 hours each. – 
Christopher Rice

Related image


*  Mamma Mia! (còn được quảng bá dưới cái tên Mamma Mia! The Movie) là một bộ phim nhạc kịch lãng mạn pha lẫn hài hước, được chuyển thể từ tác phẩm nhạc kịch cùng tên được dựng bởi Nhà hát West End năm 1999 và Nhà hát Broadway vào năm 2011, dựa trên các bài hát nhạc pop thành công của nhóm nhạc người Thụy Điển ABBA, với phần nhạc được sáng tác bởi thành viên Benny Andersson. Bộ phim do Phyllida Lloyd đạo diễn và được phát hành thông qua hãng phim Universal Pictures hợp tác cùng Playtone và Littlestar, với phần tựa đề được lấy từ một bài hát cùng tên thành công của nhóm ABBA vào năm 1975.
 
Nữ diễn viên gạo cội Meryl Streep vào vai người mẹ đơn thân Donna Sheridan, cùng với Pierce Brosnan (Sam Carmichael), Colin Firth (Harry Bright) và Stellan Skarsgård (Bill Anderson) trong vai các người cha của con gái Donna, Sophie, do Amanda Seyfriedthủ vai. Bộ phim này tuy nhận được nhiều đánh giá trái chiều nhưng là một thành công lớn về mặt thương mại, khi đạt tổng doanh thu hơn 600 triệu đô-la Mỹ, trở thành bộ phim nhạc kịch có doanh thu toàn cầu cao nhất mọi thời đại. Nó còn được vinh danh bằng nhiều giải thưởng và đề cử, có bao gồm 2 đề cử cho giải Quả cầu vàng, 1 đề cử cho giải Grammy và 3 đề cử cho giải People's Choice Awards.
 
Lay All Your Love On Me | Mamma Mia | Scene Screen

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây